Các Tư Thế CHUẨN khi chơi Guitar

     Tư thế Guitar giúp bạn thoải mái nhất khi chơi Guitar, ngoài ra còn giúp cho bạn trông chuyên nghiệp (ngầu hơn) khi biểu diễn.
     Còn đối với Guitar cổ điển thì tư thế ngồi rất quan trọng, phần này mình sẽ trình bày rõ ràng.
Nội dung chính:
    1. Tư thế ngồi:
      1. Ngồi cho Guitar Hiện đại
      2. Ngồi khi chơi Guitar Cổ điển
    2. Tư thế đứng.

    1/ Tư thế ngồi:
             1.1: Tư thế ngồi cho Guitar Hiện đại:
    Với Guitar Hiện đại thì cách ngồi rất phóng khoáng, không quá cứng nhắc như cổ điển.
    Có 3 điểm sẽ tạo thành điểm tựa cho đàn vững chắc, cần đàn không bị lắc lư, đó là
    • 1-hõm dưới, 
    • 2-lưng thùng đàn tì vào người trên
    • 3-cạnh hõm trên tuỳ theo vị trí tay cao hay thấp mà ép cho điểm 1 và 3 thành một cái kẹp cho đàn.
    Ngoài ra còn có các tư thế ngồi khác như hình bên dưới, tuy nhiên vẫn phải chú ý đến 3 điểm liệt kê như trên:
    Chân phải phải đặt ở vị trí cao hơn chân trái
    Tư thế này phù hợp với đường phố hay hội nhóm
            1.2: Tư thế ngồi cho Guitar cổ điển:
         Đặc biệt với đàn Guitar Classic, tư thế ngồi đàn vô cùng quan trọng. Không phóng túng như đàn Acoustic, chơi Guitar Classic bạn nên đặc biệt chú ý đến tư thế tập đàn. 
          Hầu hết mọi người thích ngồi trong khi thực hành nhưng lại đứng trong khi biểu diễn công khai. Điều này có thể phù hợp với đại đa số các loại Guitar, riêng đối với Guitar cổ điển thì bạn nên ngồi trong lúc thực hành và biểu diễn. Thực tế không có nghĩa là bạn không thể chơi Guitar cổ điển theo phong cách âm nhạc cổ điển trong khi đứng, nhưng những kĩ thuật chơi Guitar cổ điển lại đòi hỏi bạn phải luôn giữ tư thế ngồi khi chơi.
         Tư thế hiện đại sẽ khác khá nhiều so với cổ điển, tư thế cổ điển ngoài 3 điểm trên còn có điểm thứ 4 là đáy thùng đàn đặt lên chân còn lại (khi đó, hõm dưới tỳ lên chân trái và đáy thùng đàn đặt lên chân phải)
    Sau đây là các điểm cần chú ý:
    • Toàn bộ trọng lượng đàn dồn vào 2 chân, 2 tay hoàn toàn tự do. Tay trái vươn lên vừa tầm ( ko quá cao hay thấp ) và dễ dàng di chuyển. Chân phải nên cao hơn so với chân trái để giữ đàn được chắc và tạo được một góc nghiên. Nhiều bạn ngồi sai tư thế nên tay trái phải làm cả 2 việc di chuyển và nâng cần đàn – thật khổ sở và khó khăn.
    • Dây đàn vuông góc với ngón tay phải : để tạo tiếng đàn tốt nhất
    • Điều quan trọng nhất : THẲNG LƯNG.
    Nếu bạn có tư thế ngồi đàn tương tự mà lưng không thẳng thì bạn sẽ không thể chơi các kĩ thuật khó (tremolo chẳng hạn ). Tại sao vậy, vì sống lưng là nơi xuất phát của phản xạ, nếu sống lưng không thẳng thì phản xạ sẽ kém. Ở tốc độ cao não bạn sẽ không thể kiểm soát được đôi tay.  Mà đó là tay bạn đang thực hiện chuỗi phản xạ có điều kiện đã được hình thành qua quá trình luyện tập ( note trước là điều kiện của note sau ).
       2/Tư thế đứng:
         Khi đứng chơi guitar để tránh đàn bị rơi người chơi sẽ sử dụng thêm dây đeo đàn, dây được đeo chéo qua vai và điều chỉnh lại cho đàn ở vị trí phù hợp khi bạn đứng . Lúc này cây đàn sẽ tựa vào phía trước người bạn, tay phải đánh đàn, tay trái cầm đàn và luôn trong tư thế sẵn sàng thỏa sức biểu diễn nhún nhảy theo giai điệu mà không lo gặp phải sự cố gì.

         Tùy theo thể loại nhạc bạn chơi là gì mà bạn có thể điều chỉnh tư thế của mình khác đi chút sao cho phù hợp. Nếu bạn chơi nhạc nhẹ, trữ tình thì nên đứng tại chỗ, còn nếu đánh đàn đệm hát hay chơi cho một ca khúc sôi động thì có thể đứng hai chân rộng ra, đôi khi sẽ chùn gối hoặc di chuyển trong khi đánh đàn để tạo sự thu hút lôi cuốn hơn.


    Đánh giá