Cách Chuyển TONE Cực Dễ bằng các vòng Hợp âm Thông Dụng

   Việc chuyển Tone tất nhiên sẽ rất đơn giản nếu có Capo, tuy nhiên để tiến bộ trong đệm hát thì tốt nhất ta đừng phụ thuộc quá nhiều vào Capo.

   Và ở bài viết này GuitarShare sẽ giới thiệu đến các bạn cách để chuyển Tone bài hát một cách dễ dàng !
Tham khảo thêm:

Vòng hợp âm là gì?

   Vòng hợp âm là một chuỗi gồm 2 hoặc nhiều hợp âm được sử dụng trong một bản nhạc. Các hợp âm trong vòng được thể hiện dưới dạng chữ số La Mã và lặp lại theo trình tự như vòng tuần hoàn.

Ví dụ về Vòng Hợp âm:

Tone gốc: 1.C (1) 2.Dm (1) 3.Em (1/2) 4.F (1) 5.G (1) 6.Am (1) 7.Bdim (1/2) C
Trong đó:
Màu xanh thể hiện cấu trúc âm giai trưởng: 1 1 ½ 1 1 1 ½.
Màu đỏ thể hiện bậc (theo khái niệm ghi đúng là chữ số La Mã, nhưng để dể hình dung mình sẽ thống nhất là ghi theo chữ số tự nhiên).
11 tone còn lại cũng sẽ xây dựng theo cấu trúc và bậc như trên. 
Ví dụ:
Tone D: 1.D (1) 2.Em (1) 3.F#m (1/2) 4.G (1) 5.A (1) 6.Bm (1) 7.C#dim (1/2) D

Các vòng hợp âm thông dụng

Vòng 6251. Ví dụ:
Tone C: Am Dm G C
Tone D: Bm Em A D
Vòng mở rộng 6251 4736. Ví dụ:
Tone C: Am Dm G C F (Bm7b5) E7 Am
Tone D: Bm Em A D G (C#m7b5) F#7 Bm
Vòng 6415 hoặc 1564. Ví dụ:
Tone C: Am F C G hoặc C G Am F
Tone D: Bm G D A hoặc D A Bm G
Vòng 4321. Ví dụ:
Tone C: Fmaj7 Em7 Dm7 Cmaj7
Tone D: Gmaj7 F#m7 Em7 Dmaj7
Vòng 6345 6343. Ví dụ:
Tone C: Am Em F G Am Em F E7
Tone D: Bm F#m G A Bm F#m G F#m7
Vòng canon 15634125. Ví dụ:
Tone C: C G Am Em F C Dm G
Tone D: D A Bm F#m G D Em A

Cách Chuyển Tone:

   Nhờ việc các hợp âm được thể hiện theo bậc, cụ thể là thứ tự từ 1 đến 7 nên thay vì nhớ tên hợp âm. Chúng ta sẽ chỉ cần nhớ 2 mẫu âm giai (nốt gốc dây 5 và nốt gốc dây 6), sau đó kết hợp với các thế bấm hợp âm ngăn cao sẽ giúp cho việc đệm hát hợp âm theo vòng trở nên rất đơn giản, giải quyết được trường hợp khi đệm cho giọng cao cần giảm tone hoặc giọng thấp cần tăng tone mà không cần dùng đến capo (capo không giải quyết được khi giảm tone).
Ví dụ:
   Vòng hợp âm 6 2 5 1 ở Tone C ta ráp các thế hợp âm trưởng, thứ, 7… vào đúng bậc ở mẫu nốt gốc dây 5 là được vị trí 6 sẽ là thế Am, 2 là thế Dm, 5 là thế G và 1 là thế C.
   Trường hợp tăng lên tone Bm: từ nốt gốc A dây buông kéo lên 2 ngăn ứng với 1 cung. Ta bấm đúng mẫu bấm nốt gốc dây 5 nhưng lúc này là ở ngăn 2, các thế hợp âm ráp giống như ban đầu. Trường hợp này giống như công dụng capo, tuy nhiên qua các bài về tư duy hòa âm sau này, các bạn sẽ thấy công dụng khi đã quen với các thế bấm hợp âm ngăn cao theo phương pháp này.
   Trường hợp giảm xuống tone Gm: áp dụng mẫu bấm nốt gốc dây 6 tìm đến nốt G ở dây 6 và ráp các thế hợp âm theo đúng các bậc của mẫu bấm này.

Và đó chính là phương pháp chuyển tone, chỉ cần bạn luyện tập qua vài bài thôi thì bạn sẽ  cảm thấy nó vô cùng đơn giản, tin mình đi, chúc các bạn thành công !

Đánh giá