Dồn nhịp vào điệp khúc trong Guitar Đệm hát (Chuyển đoạn)

   Dồn nhịp vào điệp khúc (hay đoạn chuyển vào điệp khúc) là một đoạn dùng để báo cho người hát, cho những người chơi trống, hay người nghe biết rằng sắp đến đoạn điệp khúc của bài.
   Ngoài ra, việc dồn nhịp vào điệp khúc còn giúp cho bài hát trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển hơn giữa đoạn đầu và đoạn điệp khúc, tạo ra được sự liên kết giữa 2 đoạn đó và đương nhiên là sẽ hay hơn.

 
Thường đoạn dồn nhịp sẽ là đoạn chuyển từ rải sang quạt, hay từ cách rải của đoạn đầu sang cách rải khác ở đoạn điệp khúc.
   Có rất nhiều cách để dồn nhịp, nhưng ở bài viết này mình sẽ giới thiệu vài cách cơ bản nhất, và khi chơi thành thạo các cách cơ bản này bạn sẽ dễ dàng tự tạo ra cho mình đoạn dồn nhịp vào điệp khúc của riêng bạn, của riêng bài đó.

1/Lặp lại hợp âm:
   Cách này mình cùng không biết đặc tên như thế nào cho chính xác,cho hay, nhưng đại loại ví dụ như bạn kết thúc đoạn đầu bằng 1 hợp âm nào đó thì bạn sẽ chơi lại hợp âm đó trước khi vào điệp khúc, tuy nhiên, lần lặp lại bạn phải chơi kiểu khác, ví dụ như nếu đoạn đầu rải thì hợp âm chơi lại đó bạn sẽ quạt chẳng hạn. Cách này rất đơn giản và dễ dàng thực hiện !

2/Chia đôi tiết tấu:
   Nói một cách đơn giản hơn là với hợp âm giữa đoạn đầu và điệp khúc, bạn sẽ chia ra thành 2 phần, 1 phần rải và một phần quạt. Cũng giống như cách 1 nhưng bạn sẽ chơi chỉ với 1 hợp âm này mà thôi.
    Ví dụ: Với điệu Slow surf (Bass 3231323) ở đoạn đầu, đoạn giữa là quạt (XXLLLXXLX)
Ở đoạn dồn nhịp ta sẽ rải Bass 32 , sau đó ta sẽ quạt (X XLXL) , bạn cũng có thể quả tùy ý nhưng phải theo nhịp,thường thì nên quạt nhẹ, đến phách cuối thì sẽ quạt mạnh hơn, như vậy thì nghe sẽ hay hơn. Nếu bạn muốn điệp khúc cao trào hơn, bạn có thể áp dụng kỹ thật Palm Mute, dùng mu tay phải chạm vào dây đàn sau đó quạt chuyển đoạn.
   Cách này tương đối đơn giản và có thể áp dụng vào rất nhiều bài, nhiều điệu, đặc biệt là với những bài chuyển từ rải sang quạt. Tuy nhiên cách này vẫn có thể áp dụng được cả từ rải sang rải.

3/Chuyển từ rải sang rải:
   Chuyển từ rải sang rải thì sẽ đơn giản hơn 2 cách trên, do cách chơi phần đầu và phần điệp khúc giống nhau, nên đoạn chuyển tiếp giữa 2 phần sẽ đơn giản hơn.
   Có 2 cách để giúp cho đoạn chuyển tiếp này hay hơn và nhịp nhàng hơn:
Thứ nhất, bạn rải nữa hợp âm giữa 2 phần, ví dụ với Slow (Bass 32123) thì bạn sẽ rải (Bass 321) sau đó nghỉ 2 phách rồi vào đoạn điệp khúc
Thứ hai, bạn chơi xong hợp âm cuối rồi, bạn sẽ rải cả 6 dây từ trên xuống với hợp âm chủ của bài, hoặc quạt nhẹ xuống, sau đó vào điệp khúc.

4/”Dồn dập” vào điệp khúc”
   Cách này rất hay đối với những bài cao trào, có thể áp dụng cho chuyển từ rải sang quạt và từ quạt sang quạt luôn.
     Cách chơi cũng không quá khó, khi bạn chơi hợp âm cuối, ví dụ nếu có 8 phách, bạn sẽ quạt xuống 5 phách, chừa lại 3 phách cuối, ngón giữa của tay trái sẽ ấn nhẹ vào 6 dây đàn ở khoang 1, phách thứ nhất bạn sẽ vừa kéo tay trái xuống khoang cao (thường là 12), phách thứ 2 bạn sẽ kéo xuống một đoạn nữa rồi kéo lên, trong lúc đó tay phải sẽ quạt lên, và phách cuối bạn sẽ kéo nó trở về khoang 1 và tay phải quạt xuống, sau đó vào quạt điệp khúc.

     Với những cách trên không những để dồn nhịp, mà còn áp dụng vào cả chuyển từ Intro vào bài, từ đoạn dạo sang lời 2 nữa, vì những cách đó như là 1 đoạn chuyển tiếp giữa các phần để giúp cả bài trở nên nhịp nhàng, nếu được áp dụng đúng bài đúng thời điểm thì sẽ rất hiệu quả !
Chúc các bạn thành công !!!

Đánh giá