Nhạc lý cơ bản mà Người học Guitar cần phải nắm được

   Nhạc lý như là một cơn “ác mộng” đối với những người học Guitar phong trào – nghiệp dư, bởi nó rất khó và phải học một cách bày bản thì mới hiểu được.

   Tuy nhiên có những kiến thức nhạc lý cơ bản và rất quan trong mà một người Guitar nhất định phải nắm được để tránh việc chơi “bừa”, cầm đàn quạt qua quạt lại để lấy nhịp để hát thôi chứ không hiểu gì.
   Chính vì vậy nên bài viết này GuitarShare sẽ tổng hợp lại những kiến thức nhạc lý cơ bản và trình bày thật dễ hiểu để các bạn có thể dễ dàng nắm được và luyện tập Guitar được hiệu quả hơn
    Xem thêm:
1.Âm thanh là gì ? Âm nhạc là gì ?
   Như ta đã biết, bất cứ vật nào khi dao động đều tạo ra sóng âm, có cái nghe được, có cái thì không. 
   Âm nhạc là một loại hình dùng âm thanh để diễn tả cảm xúc của con người .
2.Đặc tính của âm thanh trong âm nhạc ?   
  – Cao độ ( đồ – rê – mi … ) 
  – Trường độ ( dài, ngắn của nốt nhạc phát ra ) 
  – Cường độ ( độ mạnh, nhẹ của nốt nhạc phát ra ) 
  – Âm sắc ( sáng, tối, đục, trong … ) 
Thiếu một trong 4 yếu tố trên sẽ không còn là âm nhạc nữa mà là âm thanh thông thường !
3.Âm nhạc gồm có những nốt nào ? 
  Gồm có 7 nốt được lặp lại, 7 nốt đó là đô – rê – mi – fa – sol – la – si. 
  Ký hiệu theo hệ âm nhạc quốc tế là : C – D – E – F – G – A – B 
7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau:  
4.Cao độ của các nốt : 
   – Khi so sánh cao độ của nốt nhạc, người ta hay dùng khái niệm ( CUNG / NỬA CUNG ). 
   – Hai NỬA CUNG thì là 1 CUNG. 
   – Khoảng cách(xét về cao độ) giữa C và D là 1 CUNG, tức 2 NỬA CUNG, tương tự cho D – E, F – G, G – A, A – B. Chỉ có khoảng cách từ E – F và từ B – C là nửa cung. 
  Tạm có cái mô hình thế này : C – 1 cung – D – 1 cung – E – nửa cung – F – 1 cung – G – 1 cung – A – 1 cung – B – nửa cung – C ( lặp lại từ đầu ) 
Vậy nếu một nốt nhạc cách nốt C nửa cung thì là gì ? 
– Nốt đó có tên gọi là C# ( đọc là đô thăng ), hoặc tên gọi khác là Db ( rê giáng ). Ký hiệu này “#” đọc là thăng, “b” đọc là giáng.
– Tương tự, nếu từ G lên nữa cung thì ta có G# hoặc Ab, cũng là 1. 
– Nếu từ E lên nửa cung thì có nốt gì ? … Xin thưa nếu theo bên trên thì ta có nốt F
5. Trường độ của các nốt :
    – Như đã học thì đó là độ dài ngắn của các nốt. Các bạn có thể lục sách giáo khoa các cấp tiểu học và THCS để xem. Gồm có nốt đen, nốt trắng, đen đơn, đen kép đủ thứ, trong phạm vi Guitar cơ bản tôi không đề cập tới.
6. Hợp âm là cái quái gì ? 
    – Cái tên nói lên tất cả, hợp âm là sự hòa quyện của các nốt nhạc theo một quy tắc nhất định để tạo nên một cái “hợp âm”. Có thể là sự kết hợp của 2 nốt, 3 nốt, 4 nốt ….
    Cái tên nói lên tất cả, hợp âm là sự hòa quyện của các nốt nhạc theo một quy tắc nhất định để tạo nên một cái “hợp âm”. Có thể là sự kết hợp của 2 nốt, 3 nốt, 4 nốt ….

    Trong phạm vi này, tôi chỉ đề cập đến 2 loại hợp âm cơ bản : trưởng ( major ), thứ ( minor ), đây cũng là 2 loại phổ biến nhất trong đệm hát.

Hợp âm trưởng  được hợp thành từ 3 nốt theo công thức : Chủ âm + 2 cung + 1,5 cung. Ký hiệu chính là tên chủ âm. Ví dụ C ( đô trưởng ), G ( sol trưởng )
Ví dụ cái nào : Bây giờ tôi muốn thành lập cái hợp âm Sol trưởng ( G major ) thì tôi sẽ có : Chủ âm nốt G + đếm lên 2 cung … chính là nốt nốt B + từ nốt B đếm lên 1 cung rưỡi nữa là nốt D ( cách đếm có thể xem lại )
– Tương tự như vậy với các hợp âm còn lại, như đô trưởng thì có 3 nốt đó là C – E – G ….
– Nếu như hợp âm D# ( rê thăng trưởng thì sao ) ?
Vẫn áp dụng như vậy , nốt chủ D# đếm lên 2 cung ta có nốt G, từ G đếm lên 1 cung rưỡi ta có nốt A#
Vậy hơp âm D# sẽ có các nốt D# – G – A#

Hợp âm thứ cũng được hợp thành từ 3 nốt theo công thức : Chủ âm + 1,5 cung + 2 cung Ký hiệu chính là tên chủ âm + chữ “m”. Ví dụ A ( la ) và chữ “m” đọc là la thứ, tương tự Dm ( rê thứ ) …
Ví dụ : Hợp âm Em ( mi thứ ) gồm có :
Âm chủ : E – đếm lên 1.5 cung nốt G – từ G đếm lên 2 cung nốt B
Vậy hợp âm Em gồm có các nốt : E – G – B

7.Những Nốt nhạc đầu tiên:
Rồi, bây giờ ta quay trở lại với cây đàn thân yêu !
Đặt cây đàn của bạn nằm ngang, sao cho lỗ thoát âm hướng lên trời, ta đối chiếu với sơ đồ sau :

Dây ở trên cùng, thường gọi là dây số 1, khi gãy vào nó sẽ phát ra nốt E
Dây thứ hai, gãy vào phát ra nốt B
Dây thứ ba, gãy vào phát ra nốt G
Dây thứ tư, gãy vào phát ra nốt D
Dây thứ năm, gãy vào phát ra nốt A
Dây thứ sáu, dây bự nhất, gõ vào phát ra nốt E

   Các phím đàn (người ta vẫn hay gọi là ngăn) được đánh thứ tự từ trái qua phải, cứ cách 1 phím như vậy thì cao độ âm thanh do dây đó phát ra sẽ tăng nữa cung. Ví dụ dây số 3, bình thường gãy nó sẽ phát ra nốt G, nay tôi chặn ở ngăn thứ hai, khi gãy nó sẽ phát ra nốt A, bằng việc kết hợp như vậy, tôi sẽ tạo ra các hợp âm để đệm hát ! 
   Các bạn thắc mắc vậy thì tôi gõ dây thứ nhất cũng phát ra nốt E, dây thứ 6 ( dây bự nhất ) cũng phát ra âm E thì chuyện này giải thích như thế nào ? 
   Xin được trả lời, nốt E ở dây số 1 có cao độ gấp đôi cao độ của nốt E của dây số 6.
   Bây giờ, sau khi bạn đã xác định những nốt cơ bản trên cây đàn, hãy thử gãy thành giai điệu. Hãy tìm cho mình một tư thế cầm đàn thoải mái, các ngón tay trái bấm vào đàn (ngón trỏ sẽ bấm các nốt ở ngăn thứ nhất, ngón giữa sẽ bấm các nốt ở ngăn hai và ngón nhẫn sẽ bấm các nốt ở ngăn ba)
   Bây giờ, sau khi bạn đã xác định những nốt cơ bản trên cây đàn, hãy thử gãy thành giai điệu. Hãy tìm cho mình một tư thế cầm đàn thoải mái, các ngón tay trái bấm vào đàn (ngón trỏ sẽ bấm các nốt ở ngăn thứ nhất, ngón giữa sẽ bấm các nốt ở ngăn hai và ngón nhẫn sẽ bấm các nốt ở ngăn ba)
8/Gam – những Gam có  nghĩa gì ?
Gam C ( đô trưởng )  Đó là một dãy bảy nốt được lặp lại theo một quy tắc nhất định : Chủ âm – 1 cung – 1 cung – nữa cung – 1 cung – 1 cung – 1 cung – nữa cung 
Áp dụng vào, ta sẽ có các nốt thuộc Gam C là : C D E F G A B
Gam Am ( la thứ ): Đó là một dãy bảy nốt được lặp lại theo một quy tắc nhất định : Chủ âm – 1 cung – nữa cung – 1 cung – 1 cung – nữa cung – 1 cung – 1 cung 
Áp dụng với chủ âm là A, ta có các nốt : A B C D E F G
   Tất cả bản nhạc đều viết trên một gam nhất định, và có một quy tắc hòa thanh nhất định. Có nghĩa là dù bản nhạc ra sao nó sẽ chỉ có 7 nốt này được kết hợp ngẫu nhiên, ngoài ra không có những nốt khác chen vào ( ở đây tôi chỉ nói những khái niệm chung nhất, cơ bản nhất. 
Thật ra nó có thể có những nốt khác, như các thể loại blue, jazz …nhưng với cấp độ cơ bản thì chưa cần thiết tới ! ) 
Bây giờ, hãy thử nghỉ đến một giai điệu, và tập đánh từng nốt rời rạc trên đàn của bạn. Áp dụng những kiến thức ở trên, và hãy cố gắng. Bài tập này sẽ giúp bạn rất nhiều trong suốt quá trình tập guitar sau này ! 
Bạn có thể tham tìm trên mạng các nốt nhạc để tập chơi bằng cách vào google tìm với từ khóa : “cam am xxxx” với xxxx là tên bài hát. 
Ví dụ : “cam am hon da co don”

Trên là những kiến thức nhạc lý cơ bản nhất, đơn giản nhất mà người học Guitar nhất định phải nắm được. Tuy nhiên bấy nhiêu vẫn chưa đủ, bạn cần phải học thêm rất nhiều kiến thức về nhạc lý nữa để có thể tiến bộ trong quá trình luyện tập Guitar của mình. Có bất cứ thắc mắc nào mời bạn để lại bình luận ở bên dưới để được giải đáp nhé !

Bạn có thể tham khảo thêm:
Đánh giá
Exit mobile version