Kinh nghiệm học Guitar căn bản đến nâng cao – Bí quyết học Guitar đạt hiệu quả cao

   Bài viết này Ad xin được gửi để các bạn những kinh nghiệm học Guitar vô cùng quý báo mà Ad đã trải nghiệm và học hỏi từ những Guitarist chuyên nghiệp và lâu năm.

Để cụ thể hơn, Ad sẽ chia ra thành 5 phần:
   1/”Đi nhanh chưa chắc về sớm”
   2/ Cần phải định hướng chính xác mình nên học những gì ?
   3/Học cách “nghe”
   4/Có đam mê là sẽ làm được, nhưng đam mê cũng cần được nuôi dưỡng
   5/Học là phải dùng được

1/”Đi nhanh chưa chắc về sớm”:
     Khi bắt đầu học Guitar, hầu hết mọi người đều muốn là làm sao để có thể chơi được đàn guitar càng sớm càng tốt – thế nên hầu hết đều nóng vội, đốt cháy giai đoạn; bỏ qua những bài tập luyện ngón mà nó sẽ là nền tảng rất quan trọng cho những bước tiến tốt sau này.

     Kỹ thuật ngón cao siêu hầu hết được khởi đầu từ cách đặt thế tay trên đàn; thế nên, việc ban đầu đặt tay đúng sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian học, thay vì sau này khi đã biết khá nhiều lại phải sửa lại từ những cái đơn giản nhất, những thói quen vốn dĩ nó đã in hằn trong quán tính.

   Để khắc phục vấn đề đó cũng như giúp cho mình có được một nền tảng kỹ thuật đủ chắc để có thể tiến bộ nhanh thì AD xin đề xuất với các bạn một giáo trình luyện ngón rất hay gồm 365 bài từ dễ nhất đến khó và cả phương pháp luyện tập, bạn có thể tham khảo tại đây

2/ Cần phải định hướng chính xác mình nên học những gì ?
 
          Tự học là rất tốt – nhưng tốt hơn là được học từ người khác!

   Giáo dục là con đường ngắn nhất đi đến thành công. Thế nên, bạn đừng cố gắng tìm ra chân lý của mọi thứ trên đời này nếu như nó đã có sẵn. Lựa chọn thông minh là hãy thừa hưởng những giá trị đó và dành thời gian cho những việc khác.

           Người thầy là “con đò” an toàn để đưa bạn qua sông.

     Kiến thức ở thời buổi công nghệ, mạng xã hội, internet.. là vô tận, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do vậy, bạn cần được “miễn dịch”, được định hướng để có thể tự mình biết được nguồn nào là phù hợp để học tập và làm theo. Việc đến một trung tâm hay tìm một người thầy có chuyên môn là điều bạn cần làm lúc này.
     Nếu bạn không có điều kiện để làm việc đó thì bạn cũng có thể học Online các khóa học Video được chúng tôi chia sẻ miễn phí, chắc chắn đây sẽ là nguồn kiến thức đáng tin cậy để bạn học tập:


3/Học cách “nghe”:

     Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng bị “xem thường” nhất, nhưng lại là một trong những kỹ năng “lợi hại” nhất cho việc cảm âm và biến bạn thành một tay chơi guitar xuất sắc (trớ trêu vậy đấy?!?). May thay, đối với những người tự học đàn guitar tại nhà thì kỹ năng này không khó để luyện tập.
     90% những người chơi guitar xuất sắc, có khả năng cảm âm siêu hạng mà tôi đã gặp đều xuất thân từ việc tự học guitar. Bởi vì họ đều có một điểm chung: yêu âm nhạc và thích nghe nhạc. Bạn hãy tận dụng tất cả những cơ hội bạn có để luyện nghe. Nghe nhạc live acoustic, nghe nhạc trong lúc làm việc, nghỉ ngơi,… Nhưng đừng nghe không, hãy CẢM NHẬN nữa!
     Hãy đoán xem bài hát đang chơi ở tông trưởng hay tông thứ, đoán xem vòng hợp âm trong bài này là gì, và kiểm chứng sau. Hãy đoán xem bài hát này được chơi bằng bao nhiêu tay guitar, hay chỉ là solo,… Có cả tỉ cách để bạn luyện nghe, thế nên, hãy biến nó thành thói quen- một thói quen tốt. Hãy nghe, cảm nhận, và chơi theo, đó là lối đi đúng đắn cho người tự học guitar!

4/Có đam mê là sẽ làm được, nhưng đam mê cũng cần được nuôi dưỡng:
    Có rất nhiều lí do để bạn chọn học đàn guitar, nhưng hầu hết mọi người tìm đến môn nghệ thuật này đều bắt nguồn từ sự đam mê, yêu thích nó. Với bất kỳ môn học nào cũng vậy, nếu ta thích ta sẽ rất dễ dàng học được và làm được. Việc học đàn guitar cũng không ngoại lệ, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn thật sự yêu thích chúng.
    Có những tình yêu chỉ hào nhoáng thoáng qua sau đó vụt tắt để rồi nhận ra rằng, nó không đủ sức sống vì thiếu nhiệt huyết để tiếp tục; với đàn guitar cũng vậy, bạn cũng nên coi nó như là người yêu của mình, phải luôn quan tâm và yêu thương có như thế tình yêu mới đủ sức sống để vượt qua nhưng gập ghềnh phía trước.
     Những ngày đầu học đàn guitar quả thật rất gian nan! Nếu đã từng một lần tập đàn guitar thì chắc hẳn bạn cũng biết việc phải uốn nắn những ngón tay mềm mỏng để làm sao bấm đúng trên từng ngăn đàn, và phải ép mạnh ngón lên dây thì khi khảy đàn mới đàn mới kêu… Khó! nên cũng không ít kẻ “bỏ cuộc”.
     Với bộ môn này, việc yêu thích hay có năng khiếu không quan trọng bẳng việc phải nuôi ý chí và đam mê. Có nhiều cách để bạn luôn giữ được lửa đam mê – ví như tham gia những CLB guitar đường phố để thấy rằng cây guitar đem lại khá nhiều điều thú vị để rồi khi trở về lại thêm quyết tâm học cho bằng được. Hay trong quá trình học, bạn nên tìm thêm những bài mình thích và tập để tạo hứng thú, dĩ nhiên cũng cần có người hướng dẫn để tập cho đúng.

5/Học là phải dùng được:
     Để có phương pháp học tập hợp lí thì trước hết bạn cần xác định được mục đích của bạn – học để làm gì? Biết được mục đích học tập để tránh trường hợp bạn học quá nhiều thứ không cần thiết gây lãng phí thời gian mà không đạt hiểu quả.

     Ví dụ bạn muốn học đệm hát. Vậy mục tiêu của bạn là làm sao để có thể ôm đàn đệm cho mình hoặc cho người khác hát được bất kỳ bài hát nào – vậy bạn cần phải học những gì để có thể làm được điều đó? Tiếp là: Học guitar classic. Mục tiêu cần đạt là làm sao có thể chơi được các bản guitar cổ điển, độc tấu được các bản nhạc cổ điển, thế nên những kiến thức cần học là làm sao có khả năng độc tấu được những bản nhạc có nốt và hòa âm đi theo để bạn có thể tự mình tấu lên những tác phẩm cổ điển mà mình thích sau khi hoàn thành khóa học, chương trình học này.

   Trên là bài viết chia sẻ những kinh nghiệm từ AD và từ những Guitarist chuyên nghiệp, hi vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích các bạn trong qua trình học Guitar !


Đánh giá