Nhạc lý Đơn Giản dành cho Guitar Đệm Hát (Rất quan trọng)

Nhạc lý được xem là một trong những yếu tố hàng đầu cho việc học một nhạc cụ nào đó một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Tuy nhiên đối với những người chơi nghiệp dư thì mọi người xem nhạc lý là không cần thiết. Nhưng không phải thế ! Nhạc lý vẫn rất cần dù bạn chỉ ở mức độ cơ bản.
Do tính chất phức tạp và rườm rà của nhạc lý nên rất nhiều người tránh né hay dùng các mẹo để thay thế, nhưng điều đó ảnh hưởng rất xấu đến sự tiến bộ của bạn.

Chính vì thế mà hôm nay GuitarShare sẽ cô đọng ngắn gọn nhất có thể những kiến thức nhạc lý mà một người học Guitar đệm hát cần phải biết để các bạn có thể thoải mái và tự do khi chơi đàn.

Các khái niệm cơ bản nhất:
-Cao độ : Độ cao thấp của âm thanh.
-Cường độ : Độ mạnh nhẹ của âm thanh.
-Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh.

1/Gam là gì? Ký hiệu của nó ra sao? Tên các độ cao tương ứng trong âm thanh như thế nào? 
   a/Gam là gì?

   Đơn giản mà nói gam là tập hợp của những nốt nhạc trong bản hòa âm. Vậy để hiểu gam thì mình chỉ cần đi hiểu những nốt nhạc trong bản hòa âm là gì thôi! Hehe! Đơn giản thôi mà!
Theo nhạc lý độ cao của âm thanh được chia thành 7 nốt chính như sau:
Ký hiệu:     C           D             E              F              G             A             B
Tên gọi:    [Đô]      [Rê]         [Mi]          [Fa]           [Sol]       [La]          [Si]
   Việc của bạn rất đơn giản là chỉ cần nhớ vị trí của từng nốt, biết nốt đứng trước và đứng sau của một nốt bất kỳ là gì. Cái này chắc hầu như mọi người đều đã làm được rồi, nếu vậy thì hãy tiếp tục (nếu chưa thì hay học thuộc lòng rồi hãy đọc tiếp nhé ^.^)
   b/Thăng(#) và Giáng(b):
   Ngoài 7 nốt nhạc chính này còn có các nốt nhạc phụ khác như thăng(#) hay Giáng(b). Chẳng hạn như La thăng(A#). Đó là do sự chênh lêch giữa các nốt nhạc mà sự chênh lệch nhỏ nhất giữa các nốt là ½ cung và lớn nhất là 1 cung. Cụ thế các bạn có thể tham khảo qua hình dưới đây.
Mẹo ghi nhớ: chỉ có Mi-Fa và Si-Do là nửa cung

Vậy  giữa các nốt nhạc có cách nhau 1 cung thì cái khoảng giữa của chúng là nửa cung sẽ là nốt gì đây?

Nếu các bạn tăng nốt nhạc đó lên 1/2 cung người ta gọi là thăng(#) còn nếu bạn giảm nốt nhạc đó xuống nửa cung ngươi ta gọi là giáng(b). Cụ thể ta có hình sau:


Thế thì các Nốt này nằm ở vị trí nào trên cây đàn Guitar?
   c/Vị Trí Các Nốt Nhạc Trên Đàn Guitar:
   Cấu trúc đàn guitar có 6 dây và mỗi dây hiện hữu mỗi là mỗi nốt nhạc nhất định và chúng được đánh số từ 1 cho đến 6 theo thứ tự là E B G D A E:
  • Dây số 1 = E (Mi cao) dây nhỏ nhất
  • Dây số 2 = B (Si)
  • Dây số 3 = G (Sol)
  • Dây số 4 = D (Rê)
  • Dây số 5 = A (La)
  • Dây số 6 = E (Mi trầm) dây to nhất
Với cây đàn guitar của các bạn, bạn để ý, khoảng cách giữa 2 phím đàn liên tiếp nhau chính là một nửa cung đấy
    Sau đây là vị trí các nốt trên đàn Guitar
Việc của bạn là phải học thuộc được các nốt nhạc trên cây đàn Guitar. Bạn nghĩ việc này sẽ rất khó, nhưng thực ra không hề, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một mẹo vô cùng đơn giản để dễ dàng học thuộc các nốt nhạc trên đàn tại đây

2/ Quãng là gì?

        Quãng: là khoảng cách giửa hai nốt nhạc. Ta có thể hiểu, từ nốt thứ nhất đến nốt thứ 2 có bao nhiêu nốt thì ta gọi là quãng mấy đó.
 
 
 
 
 
       Ví dụ, trong hình trên, Ô nhịp 1, khoảng cách giữa nốt fa và nốt đô là quãng 5; ô nhịp 2, khoảng cách giữa nốt la và nốt fa là quãng 3
3/ Âm Giai trưởng và Thứ, các hợp âm cơ bản:
   a/Âm giai là sự kết hợp giữa 7 nốt nhạc theo 1 quy tắc nhất đinh. Có 2 loại: âm giai trưởng, âm giai thứ .
      Âm giai trưởng: Các nốt nhạc được sắp xếp theo quy tắc như sau (lấy chuẩn là am giai Đô trưởng)
——————————–C—D—E—F—G—A—B—C
Khoảng cách giữa các nốt:—a—a—b—a—a—a—b
Ký hiệu: a: 1 cung, b: nửa cung
        Âm giai thứ: các nốt nhạc được sắp xếp theo chuẩn La thứ (A)
———————————A—B—C—D—E—F—G—A
Khoảng cách giữa các nốt:—-a—b—a—a—-b—-a—-a
      b/Hợp âm:(Cực kỳ quan trọng)
Hợp âm là sự kết hợp của 3 nốt nhạc theo 1 quy tắc nào đó
Có 2 loại hợp âm chính: trưởng, thứ (ngoài ra còn có hợp âm giảm, 7, 9…etc)
Cấu tạo hợp âm trưởng: lấy ví dụ hợp âm Đô trưởng (C) gồm 3 nốt: Đô, Mi, Son, quan hệ giữa các nốt như sau
————C————E————G
—————-2 cung—- 2cung
            
Quy tắc hợp âm trưởng: Nốt thứ nhất (âm chủ của hợp âm, ở vd là Đô) đến nốt thứ 2 cách nhau đúng 2 cung, nốt thứ 2 đến nốt thứ 3 cách nhau đúng 2 cung. Vậy muốn tìm các nốt của hợp âm đô trưởng, ta đếm từ nốt Đô, thêm 2 cung được Mi, từ Mi thêm 2 cung nữa được Son.
Cấu tạo hợp âm thứ:
vd: hợp âm La thứ (Am) gồm 3 nốt: La, Đô, M, quan hệ:
———————A—————-C—————–E
————————–1.5cung———-2cung
          
– Quy tắc hợp âm thứ: Nốt thứ đến nốt thứ II: 1.5 cung. Nốt thứ II đến nốt thứ III: 2 cung.
– Vậy muốn tìm các nốt của hợp âm La thứ, đếm từ A thêm 1.5 cung được Đô, từ Đô thêm 2 cung được Mi
Cách tìm hợp âm trưởng thứ cho 1 âm giai:  Như đã trình bày ở trên, ta đã nắm được thế nào là âm giai (trưởng, thứ), nhiệm vụ bây giờ là tìm ra hợp âm để đệm hát cho các bài hát viết trên âm giai đó .
Cách tìm hợp âm: viết tất cả các nốt của 1 âm giai, rồi xòe bàn tay, đếm ngón tay(1, 3, 5). Ở đây thực hành với âm giai C trưởng:
C—D—E—F—G—A—B—C
hợp âm C gồm các nốt: C, E, G (ta biết đây là hợp âm C trưởng)
* Ký hiệu: chữ hoa: C (hợp âm trưởng)
chữ thường Cm (minor): hợp âm thứ
Tìm tiếp hợp âm các hợp âm sau:
Dm: D, F, A
Em: E, G, B
……………..
Bdim: B, D, F (hợp âm dim: giảm) các nốt cách nhau quãng 2 thứ

Nhiệm vụ của bạn tất nhiên là phải học thuộc tất cả các hợp âm cơ bản này rồi, nếu bạn chưa biết cách cũng như mẹo để học thuộc một cách dễ dàng thì có thể tham khảo bài viết Mẹo Học thuộc Hợp âm Đàn Guitar 

4/Nhịp và Điệu
Đây là phần tương đối dễ và chắc nhiều bạn cũng nắm được rồi nên mình sẽ không trình bày ở đây.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết hoặc vẫn còn mơ hồ về nhịp và điệu thì bạn hãy xem bài viết Nhịp và Điệu Trong đệm Hát Guitar (Nó dễ nhưng cũng rất quan trọng đấy)

Đến đây mình xin kết thúc bài viết này. Theo kinh nghiệm của mình thì những kiến thức trên là khá đầy đủ cho một người học Guitar Đệm hát cơ bản rồi. Tuy nhiên mình không muốn các bạn xem chúng là tất cả mà mình muốn rằng chúng chỉ là một bước đệm để các bạn có thể học thêm được những kiến thức về nhạc lý khác để phục vụ cho nhu cầu học và chơi đàn của các bạn !
Chúc các bạn thành công !

Mọi thắc mắc bạn có thể để lại comment để GuitarShare giải đáp <3
 
Ngoài ra bạn có thể học đệm hát căn bản vớ khóa học video: Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu – (Chia sẻ miễn phí)
Tài liệu tham khảo thêm:
Đánh giá
Exit mobile version