Với nhiều người, tập thể thao như đạp xe, chạy bộ, cầu lông,…là những hoạt động không thể thiếu. Tuy nhiên việc tập luyện luôn khiến cơ thể mệt mỏi và dễ dàng bỏ cuộc. Lúc này mối liên hệ giữa âm nhạc và tập luyện sẽ giải quyết vấn đề này. Từ đó tiếp thêm sức mạnh giúp bạn vượt qua những trở ngại về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng Guitarshare khám phá những lợi ích khi vừa nghe nhạc vừa tập thể thao nhé.
Lý do nên nghe nhạc khi tập thể thao
Âm nhạc phân tán cảm giác mệt mỏi
Một nghiên cứu cho thấy rằng, nghe nhạc trong khi tập thể dục giúp phân tán sự chú ý. Ngoài ra, còn giúp những người tham gia cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Tờ The Guardian của Anh đưa tin, biện pháp “đánh lạc hướng” mệt mỏi bằng âm nhạc có thể tăng thành tích tập luyện lên 15%.
Còn trang web về sức khỏe WebMD của Mỹ, khẳng định rằng nhịp điệu âm nhạc càng nhanh thì hiệu quả luyện tập càng cao. Vì những giai điệu vui tươi cung cấp nhiều thông tin cho não bộ xử lý. Vì thế não bộ chúng ta bị phân tán khỏi những cơn đau. Chẳng hạn như bị xóc hông khi vận động.
Tiết tấu nhanh giúp tăng cường độ vận động
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, những người đi xe đạp nghe nhạc có nhịp độ nhanh thường đạp mạnh hơn so với khi nghe nhạc có nhịp độ chậm. Theo đó, nhạc có tiết tấu 120-140 nhịp/ phút mang lại hiệu quả tối ưu. Đặc biệt là những ai tập luyện các môn với cường độ vừa phải như chạy bộ, đạp xe.
Không chỉ với chạy bộ hay đạp xe, mà lợi ích trên còn đúng với cả bộ môn như cầu lông. Chọn loại nhạc thích hợp nhất giúp kích thích cơ thể bạn chơi cầu lông với cường độ cao hơn mà không hề cảm thấy như vậy. Cũng như việc chọn được loại nhạc thích hợp, việc chọn được một bộ vợt chất lượng cũng giúp buổi tập cầu lông đạt hiệu quả hơn.
Bạn có thể tham khảo các loại vợt cầu lông và dụng cụ thể thao tại trang web Lien Hiep Thanh. Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ 351a An D. Vương, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh để có thể chọn được cây vợt ưng ý nhất.
Nhịp điệu đều đặn giúp duy trì tốc độ vận động
Nhịp điệu nhạc mà bạn nghe trong khi tập thể dục có thể kích hoạt các vùng não kiểm soát chuyển động. Vì vậy nó cũng hỗ trợ cho các bài tập mang tính nhịp nhàng như aerobic, yoga. Về nguyên tắc, bắt theo nhịp điệu đều đặn của bài hát sẽ giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Vì việc duy trì nhịp độ ổn định trong quá trình tập luyện sẽ dễ dàng hơn là thay đổi nó thường xuyên.
Âm nhạc làm tâm trạng phấn chấn khi tập
Một phân tích vào tháng 8/2013 đã chỉ ra rằng chúng ta thường nghe nhạc như một cách để thay đổi tâm trạng và thấu hiểu bản thân. Những người tham gia thử nghiệm cho biết nghe nhạc cho phép họ suy nghĩ về bản thân hoặc thoát khỏi thực tế. Bất kể 1 giờ trước đó đã xảy ra điều gì, âm nhạc sẽ giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tiêu cực. Đồng thời tiếp thêm năng lượng để luyện tập.
Một số nhược điểm việc nghe nhạc khi chạy bộ
Giảm trải nghiệm trên đường chạy
Cảm giác bình tĩnh và thư thái là điều mà tất cả chúng ta đều đánh mất trong cuộc sống hiện đại. Bởi chúng ta phải làm quá nhiều công việc mỗi ngày. Và chạy bộ là 1 cách giúp giải phóng đầu óc khỏi bề bộn của cuộc sống. Việc nghe nhạc trong khi chạy bộ cũng là một hình thức đa nhiệm. Điều này đôi khi khiến bạn quá chìm đắm trong âm nhạc thay vì tận hưởng buổi chạy.
Có thể khiến bạn lệ thuộc vào âm nhạc
Mặc dù tập thể thao cùng âm nhạc có rất nhiều lợi ích, nhưng chắc rằng bạn cũng không muốn lúc nào cũng dựa vào âm nhạc để hoàn thành một buổi luyện tập. Một số cuộc thi cấm sử dụng thiết bị hỗ trợ cho vận động viên chạy bộ. Vì vậy, đôi khi bạn sẽ phải hoàn toàn dựa vào nỗ lực của bản thân mình.
Lưu ý khi chọn nhạc tập thể thao
Kiểm tra BPM của bài nhạc
Nhịp mỗi phút (BPM) là thước đo nhịp độ của một bài hát. Số nhịp trong bài hát mỗi phút càng cao thì tiết tấu càng nhanh. Kinh nghiệm chung của hầu hết mọi người là nghe nhạc tiết tấu nhanh sẽ thúc đẩy họ luyện tập nhiều hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, một số bài hát có thể rất nhanh nhưng cuối cùng chẳng giúp ích được gì cho bạn cả. Điều này là do chúng có thể có BPM thấp. Các chuyên gia khuyến cáo rằng các bài hát thể dục có nhịp điệu từ 120 đến 140.
Để biết BPM của một bài hát, bạn có thể đếm nó theo cách thủ công. Phát bài hát trong đúng 15 giây và đếm nhịp trong thời gian đó. Bạn đếm nhịp rồi nhân bốn. Từ đó bạn sẽ tính được BPM của bài hát. Ngoài ra, bạn có thể tìm phần mềm trực tuyến để kiểm tra BPM của từng bài hát.
Chọn nhạc phù hợp với loại vận động
Khi chọn bài hát bạn nên chọn thể loại bài hát phù hợp với dạng bài tập. Ví dụ, lớp học yoga sẽ cần bản nhạc êm dịu để đưa lớp học vào không gian thiền. Ngược lại, nếu bạn tham gia một lớp nhảy hiện đại thì nhạc pop mới phù hợp để bắt đầu.
Chọn nhạc cho từng giai đoạn
Bạn sẽ cần những bài hát có nhịp độ trung bình với nhịp mạnh để bắt đầu luyện tập. Trong buổi tập chính, nhạc nhịp độ cao sẽ giúp tăng hiệu suất tập luyện. Bởi đây là phần khó nhất trong buổi tập. Một bài nhạc với tiết tấu nhanh sẽ thúc đẩy người nghe tập thể dục nhanh hơn và nhiều hơn.
Trong thời gian thư giãn / nghỉ ngơi sau các buổi học, bạn sẽ cần một vài bài hát cường độ thấp để đưa nhịp độ trở lại bình thường. Đây là thời điểm thích hợp nhất để chơi những bản tình ca, những bản nhạc tình cảm nhẹ nhàng.
Chú ý âm lượng
Âm lượng cũng là một vấn đề quan trọng khi nghe dạng, nhất là đối với những ai sử dụng tai nghe. Nghe nhạc quá lớn bằng tai nghe có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những người nghe nhạc trong thời gian dài có thể bị ù tai vĩnh viễn. Nếu bạn sử dụng tai nghe, hãy tuân theo “quy tắc 80 cho 90”. Điều này nghĩa là nghe nhạc ở mức 80% mức tối đa trong thời gian không quá 90 phút mỗi ngày.
Kết luận
Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt, âm nhạc và việc tập thể thao có mối liên hệ rất lớn. Mặc dù âm nhạc giúp buổi tập thể thao trở nên sống động, thú vị hơn nhưng bạn cũng cần áp dụng đúng cách để khai thác được hiệu quả cao nhất.