Music marketing là hình thức tiếp thị phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà nó còn phổ biến trên toàn thế giới. Hãy cùng Guitarshare tìm hiểu sự kì diệu của âm nhạc trong marketing. Và cách để sử dụng âm nhạc trong marketing sao cho hiệu quả nhất nhé.
Music Marketing là gì?
Music marketing là hình thức marketing sử dụng âm nhạc để truyền tải những thông điệp truyền thông tới khách hàng mục tiêu. Cụ thể, tùy vào mục đích của chiến dịch mà sẽ có những hình thức triển khai khác nhau.
Đặc biệt Music Marketing về lâu dài mang lại lợi ích như việc thương hiệu làm Brand Marketing, giúp doanh nghiệp tăng brand awareness, brand love, hoặc thông qua âm nhạc, thương hiệu còn có thể quảng bá dịch vụ sản phẩm của mình hiệu quả. Mà khách hàng tiếp nhận nó không có cảm giác khó chịu, mà họ tiếp nhận thông điệp đó với tâm thế thoải mái thưởng thức âm nhạc.
Sức mạnh của Music marketing
Đối với hầu hết mọi người, âm nhạc là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Mặc dù mọi người có thể có những khác biệt về phong cách, nhưng âm nhạc có khả năng kết nối mọi người và có sức mạnh khiến chúng ta cảm nhận được.
Tương tự như khứu giác, âm nhạc có thể kích hoạt trí nhớ. Và trong marketing âm nhạc đóng một vai trò:
Âm nhạc để thiết lập kết nối cảm xúc với thương hiệu, tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tạo ra sự phấn khích và tiếng vang ngoài các sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi của thương hiệu.
Music Marketing để làm phong phú thêm thông điệp chính. Nó được coi là một tín hiệu ngoại vi tiềm năng được sử dụng để khơi dậy tích cực trạng thái cảm xúc của người tiêu dùng.
Âm nhạc rất quan trọng đối với cảm nhận và giai điệu của hầu hết mọi phần nội dung video marketing. Chỉ cần thay đổi bản nhạc nền cho video có thể thay đổi hoàn toàn tâm trạng và đôi khi cả ý nghĩa của nội dung video.
Âm nhạc cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tại thời điểm mua hàng. Các biến thể về nhạc nền trong cửa hàng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ của hành vi mua sắm, số tiền chi tiêu và số tiền chi tiêu vượt quá mong đợi ban đầu của người tiêu dùng.
4 cách triển khai Music Marketing hiệu quả.
Tài trợ cho mv âm nhạc của nghệ sĩ (Sponsored MV)
Đây là sản phẩm thuộc quyền sở hữu của nghệ sĩ – từ câu chuyện đến âm nhạc, từ ý tưởng đến thực thi và thành phẩm cuối cùng. Để có nguồn tài trợ, nghệ sĩ sẽ gửi proposal cho các nhãn hàng phù hợp, hoặc nhãn hàng sẽ chủ động tiếp cận với nghệ sĩ để lồng ghép thương hiệu, sản phẩm trong sản phẩm âm nhạc mà nghệ sĩ chuẩn bị ra mắt.
Sponsored MV hiểu theo cách là nhãn hàng được trao cơ hội để tiếp cận với khách hàng bao gồm cả những khách hàng tiềm năng, thông qua những sản phẩm âm nhạc mang đậm tính giải trí, nghệ thuật mà vẫn truyền tải hình ảnh thương hiệu và tính năng sản phẩm.
Một ví dụ về thành công lớn trong việc sử dụng Music marketing đó là Tiki. Tiki ủng hộ nguồn lực cho các sản phẩm âm nhạc nghiêm túc của các nghệ sĩ trẻ Việt Nam. Ngay sau đó các ca khúc của Đức Phúc, Chipu, Jack đã chiếm lĩnh top 1 trending youtube,…
Trong một khoảng thời gian, câu slogan “Tiki đi cùng sao Việt” đã trở nên hot trên các nền tảng social, và được dân mạng chế nhiều cách khác nhau làm nó ngày càng viral hơn. Có thể nói, chiến lược định vị thương hiệu “Tiki đi cùng sao Việt” đã rất thành công trong việc “chọn mặt gửi vàng”, qua các MV ca nhạc của nhiều nghệ sĩ Việt.
Cài cắm thông điệp của thương hiệu
Đây là hình thức thương hiệu truyền tải thông điệp bằng việc kết hợp với nghệ sĩ. Và bài hát, câu chuyện được tạo ra với mục đích chính là truyền tải thông điệp của nhãn hàng.
Các sản phẩm âm nhạc hợp tác thành công với nghệ sĩ có thể kể tới như “Đi về nhà” của Honda kết hợp với Đen Vâu và Justatee. Hay sản phẩm “Em bé” của Baemin kết hợp với Amee và Karik.
Hay Làn sóng bùng nổ của sản phẩm “Đi để trở về” đem lại doanh thu khủng cho Biti’s Hunter kết hợp cùng Robin Hoàng Sơn.
Tên thương hiệu trong bài nhạc
Việc sử dụng tên thương hiệu của mình trong bài nhạc được rất nhiều nhãn hàng ưa chuộng. Đây là phương pháp dành cho các thương hiệu có đủ nguồn lực tài chính, họ sẽ chạy trên các kênh phát cho đến khi khách hàng cảm thấy “hơi khó chịu” với sự xuất hiện của bài nhạc thì sẽ được tính là thành công.
Ví dụ như nhãn hàng Trà Trà Ô Long TEA+ (Plus) đã cùng ca sĩ Bích Phương cho ra mắt MV “Tết nô lo”, hay sản phẩm “Tết Hà Há Ha”- Trúc Nhân, Ninh Dương Lan Ngọc của Mirinda bùng nổ dịp tết 2022.
Tổ chức sự kiện âm nhạc
Nhu cầu thưởng thức âm nhạc luôn là hình thức được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ. Thông qua sự kiện âm nhạc, thương hiệu không chỉ có cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Tăng khả năng kết nối với khách hàng mục tiêu.
Một ví dụ điển hình mà ta có thể thấy: Diana đã chốt lại năm 2018 đầy cảm hứng với Đại Nhạc Hội mang tên “YÊU. TIN. HÀNH ĐỘNG” –Với bấy nhiêu tâm huyết, Diana đã thật sự khơi dậy nguồn cảm hứng bất tận, mang thông điệp cổ vũ, khuyến khích các cô gái hãy luôn yêu, tin và hành động để theo đuổi đến cùng đam mê của mình, tựa như hành trình truyền tải tuyên ngôn nữ quyền mà Diana đã quyết tâm theo đuổi trong suốt gần 10 năm qua.
Các bước chiến khai một chiến lược music marketing
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Một chiến lược Music marketing bao gồm rất nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi các bộ phận thực hiện phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Việc sản xuất sản phẩm âm nhạc là không hề dễ dàng nhưng để sản phẩm đó tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu lại càng khó hơn. Cách tốt nhất là bạn nên vẽ đươc chân dung của khách hàng mục tiêu, càng chi tiết càng tốt.
Bước 2: Sử dụng giai điệu quen thuộc, bắt tai, dễ nhớ
Một sản phẩm Music marketing có thể kéo dài từ 15s, 30s tới 5 phút. Thường các mv ca nhạc sẽ kéo dài từ 3 đến 5 phút còn nhạc quảng cáo chỉ nên kéo dài quá 90s. Vì dài đôi khi sẽ mang lại cảm giác khó chịu và phản tác dụng cho người xem.
Giai điệu nên bắt tai, ca từ nên ngắn ngọn và dễ nhớ. Nhiều sản phẩm Music marketing trở thành hot trend và được reup nhiều lần trên các nên tảng social. Đó là một điểm thành công mà không phải nhãn hàng nào cũng có thể làm được.
Bước 3: Kết hợp Music influencer Marketing, Kols
Việc sử dụng Music influencer marketing, kols đã dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc kệt hợp với người nổi tiếng góp phần tăng thiện cảm đối của khách hàng tiềm năng với thương hiệu, đồng thời tăng độ yêu thích với thương hiệu.
Tuy nhiên khi lựa chọn các infuencer hay kols cần xem xét rất nhiều yếu tố, đặc biệt là họ có phù hợp với hình ảnh của nhãn hàng. Mọi nhãn hàng đều muốn kết hợp với các sao hạng A và có được sự ủng hộ từ số lương fan khủng lồ. Nhưng điều quan trọng nhất chính là hình ảnh của influencer và kols phải phù hợp với nhãn hàng.
Bước 4: Kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và hình ảnh
Bên cạnh các yêu cầu về âm nhạc, cần giai điệu quen thuộc, bắt tai, dễ nhớ. Thì hình ảnh cũng cần được chỉn chu, trước khi nghe âm thanh, hình ảnh là thứ gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Do đó nên có sự kết hợp hài hòa của cả hình ảnh và âm thanh. Giúp khách hàng có thể thưởng thức cả phần nghe và nhìn. Qua đó việc truyền tải thông điệp của thương hiệu cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Kết luận
Music marketing đang ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình trên thị trường hiện nay. Do đó việc áp dụng Music marketing là một bí kíp bỏ túi cho các marketer. Qua bài viết này Guitarshare đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích, hi vọng bạn có thể áp dụng từ đó lên cho mình được một chiến lươc Music Marketing hiệu quả.